CHUẨN ĐẦU RA NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 07/QĐ-TTCĐ ngày 10/1/2023 của Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Công đoàn BR-VT)
Tên ngành, nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn
Mã ngành, nghề:
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Khối lượng kiến thức: 315 giờ (13 tín chỉ).
- Giới thiệu nghề Kỹ thuật chế biến món ăn
Kỹ thuật chế biến món ăn là nghề kỹ thuật trực tiếp chế biến các loại món ăn tại các cở sở kinh doanh ăn uống (khách sạn, nhà hàng…) với các nhiệm vụ cơ bản như: chuẩn bị công việc đầu ca; chế biến nước dùng; chế biến xốt; chế biến xúp, canh; chế biến sa lát, nộm; chế biến thịt gia súc, gia cầm; chế biến trứng gia cầm; chế biến thủy sản; chế biến rau, củ, quả; chế biến cơm, mỳ; chế biến bánh Á và món tráng miệng Á; chế biến bánh Âu và món tráng miệng Âu… đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Kỹ năng:
+ Liệt kê được các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ và nguyên liệu gia vị sử dụng trong chế biến các món ăn cơ bản Á, Âu…;
+ Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu ở bộ phận chế biến, mô tả được công dụng và những điểm cần chú ý của chúng khi sử dụng;
+ Phân tích được các yêu cầu của các quy trình nghiệp vụ cơ bản: Chuẩn bị chế biến; vệ sinh khu vực chế biến; quy trình chế biến các loại nước dùng, món ăn chế biến từ thịt, rau, thủy hải sản; các món ăn Á, Âu…;
+ Trình bày được các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động;
+ Tiếp cận được kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc cao hơn liên quan đến Kỹ thuật chế biến món ăn;
- Kỹ năng:
+ Thực hiện chế biến món ăn theo định mức chế biến tại bộ phận;
+ Sử dụng và bảo quản nguyên liệu thực phẩm chế biến đúng kỹ thuật;
+ Thực hiện việc sơ chế nguyên liệu thực phẩm theo đúng các nguyên tắc quy trình kỹ thuật;
+ Chế biến được các món ăn trong thực đơn Á, Âu, tiệc… để phục vụ khách trong các nhà hàng;
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm:
+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong các bếp tại khách sạn, nhà hàng đạt kết quả;
+ Tự xử lý các công việc hàng ngày trong các bếp trong thẩm quyền được phân công;
+ Hướng dẫn, giám sát những nhân viên mới, thực tập sinh thực hiện nhiệm vụ được giao trong ngày/ca;
+ Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm trước bếp trưởng/ trưởng bộ phận những công việc được giao phụ trách;
+ Đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng món ăn được phân công.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
+ Phụ bếp;
+ Đầu bếp chính sơ chế và chế biến nước dùng, xốt;
+ Đầu bếp chính xa lát và đồ nguội;
+ Đầu bếp chính bếp Á; bếp Âu;
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ
+ Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, trình độ sơ cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
+ Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.